1. Thay đổi mô hình giáo dục.
Giáo dục Việt Nam từ trước đến nay vẫn sử dụng mô hình truyền đạt kiến thức bằng độc thoại giữa giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi nhanh chóng do công nghệ phát triển mạnh, mô hình này không thể tạo ra giá trị gia tăng( giá trị thêm vào) nữa. Điều đó cho thấy rằng các phương pháp dạy học truyền thống kém hiệu quả hơn các phương pháp dạy học mang tính tích cực.
“Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” được coi là mô hình phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Nó có sự liên kết mật thiết giữa ba yếu tố quan trọng. Đó là trường học – nhà quản lý – nhà khởi nghiệp. Vì thế, mô hình này thúc đẩy hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi, giúp người học chủ động quyết định nội dung, phương pháp học tập một cách tích cực tùy theo nhu cầu của bản thân.
2. Những thay đổi về chất lượng giáo dục
Chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển giáo dục đã giúp cho các giáo viên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Giáo viên có thể tương tác với học sinh ở khắp mọi nơi nhờ vào công nghệ thông tin, mà không cần lo lắng về khoảng cách địa lý.
Các bài giảng được thiết kế đa dạng với nhiều hình ảnh và được tích hợp vào các thiết bị điện tử để tránh phiền phức khi mang theo hay khó khăn trong việc chỉnh sửa và củng cố kiến thức.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục còn giúp giáo viên có thể chia sẻ các buổi học với nhiều đồng nghiệp khác trên cả nước. Tiếp thu các ý kiến và đề xuất đóng góp để nâng cao chất lượng giáo án. Hơn nữa, giáo viên còn được học các kỹ năng khác trong tin học như kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong thiết kế bài giảng.
3. Những thay đổi về hình thức giáo dục
Chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển giáo dục đã mở ra một triển vọng lớn về đổi mới hình thức giáo dục. Nếu như trước đây giáo viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng thì nay chỉ cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển sáng tạo của học sinh.
Hiện tại, người ta đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh nên cố gắng tìm cách giải quyết bài tập về nhà thông qua việc tự học, tìm hiểu trên máy tính và Internet. Điều này đã làm thay đổi từ ‘lấy giáo viên làm trung tâm’ thành ‘lấy học sinh làm trung tâm’.
4. Thay đổi phương pháp quản lý giáo dục
CNTT có khả năng thay đổi cách quản lý giáo dục thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Cụ thể là, số hóa công tác quản lý trường học ứng dụng các công cụ trực tuyến, công cụ quản lý của các cơ quan quản trị (quản lý giáo viên, học sinh, quản lý kì thi, lập kế hoạch…).
Việc triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành đã giúp nâng cao chất lượng trao đổi thông tin hai chiều. Giữa nhà quản lý với nhà trường, giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên và học sinh. Điều này ngay lập tức mang lại một cách tiếp cận mới cho việc quản lý trường học hiện nay.
Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/035.297.7755
Website: https://translationifk.com
https://ifk.edu.vn/
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài đăng này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 343
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.