IFK – Japanese Language School

Cách để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn khi là một sinh viên du học

Cách để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn khi là một sinh viên du học

Cuộc sống của một sinh viên du học có thể là một cuộc phiêu lưu thú vị và bổ ích. Bạn sẽ gặp nhiều người mới, trải nghiệm một lối sống khác và học tập theo một cách mới. Tuy nhiên, việc thích nghi với một quốc gia mới, với khí hậu, văn hóa và ngôn ngữ khác có thể khiến bạn choáng ngợp.

Có nhiều lý do khiến bạn phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của mình khi đang là sinh viên du học. Đối phó với cú sốc văn hóa tiềm tàng khi bắt đầu cuộc sống ở một đất nước mới và rời xa khỏi gia đình, bạn bè và danh sách mối quan hệ quen thuộc có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập.

Thật không may, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên du học có xu hướng ít tìm kiếm sự trợ giúp về sức khỏe tinh thần hơn sinh viên trong nước. Họ cũng ít biết đến sự hỗ trợ có sẵn ở hầu hết các trường đại học, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu rằng luôn có sự trợ giúp nếu bạn cần.

mental health study abroad

Tại sao sức khỏe tinh thần của sinh viên lại quan trọng đến vậy?

Sức khỏe tinh thần là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các sinh viên, không chỉ những người đang học tập ở nước ngoài. Một nghiên cứu gần đây của nước Anh đã phát hiện ra rằng 41% sinh viên nghĩ rằng họ có sức khỏe tinh thần kém, 69% trong số đó nói rằng tình trạng này đã diễn ra hơn hai năm. Đáng lo ngại hơn nữa là 39% đã từng có ý định tự tử.

Chính nghiên cứu đó cũng nhấn mạnh rằng chỉ một nửa số sinh viên biết phải đến đâu trong khuôn viên trường để nhận được sự giúp đỡ hoặc lời khuyên. Điều này cho thấy rằng, mặc dù các trường đại học đã cố gắng rất nhiều, sinh viên vẫn cần được hỗ trợ và hướng dẫn đến những cơ quan có thể giúp đỡ họ về những vấn đề tinh thần.

Sức khỏe tinh thần kém có thể phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, nhưng nghiên cứu cho thấy sinh viên đại học đứng trước nguy cơ đặc biệt cao. Có một số yếu tố có thể khiến sinh viên dễ vướng vào sức khỏe tinh thần kém hơn, bao gồm:

• Áp lực tài chính – Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc trang trải học phí và chi phí sinh hoạt khi học đại học. Áp lực của công việc và học tập, hoặc mắc nợ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

• Tuổi tác – Sinh viên thường nằm trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh tinh thần cao nhất. Khoảng ba phần tư người trưởng thành mắc bệnh tinh thần có cơn đầu tiên trước khi bước sang tuổi 25.

• Áp lực phải thành công – Nhiều học sinh cảm thấy bị áp lực phải học thật tốt, và nỗi sợ thất bại, hoặc khiến các thành viên trong gia đình thất vọng có thể gây ra nhiều căng thẳng, dẫn đến sức khỏe tinh thần kém.

• Thiếu sự nâng đỡ, ủng hộ – Chuyển đến trường đại học, đặc biệt là đối với sinh viên du học, có thể đồng nghĩa với việc bạn phải xa gia đình và bạn bè. Không có mạng lưới người thân ủng hộ thông thường có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và có nhiều nguy cơ mắc bệnh tinh thần hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến bạn có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Chỉ vì bạn không thể nghĩ ra rõ ràng một nguyên do cụ thể không có nghĩa là bạn không nên tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ.

Các dấu hiệu cần chú ý là gì?

Điều quan trọng cần nhớ là sức khỏe tinh thần thuộc là một phạm trù mang tính cá nhân và mọi người đều có thể biểu hiện các triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Việc phát hiện các dấu hiệu có thể khó khăn, đặc biệt là ở trường đại học khi bạn đang trải qua nhiều thay đổi, nhưng đây là một số điều cần lưu ý:
• Thiếu năng lượng hoặc động lực làm việc
• Khó ngủ
• Ngủ nhiều hơn bình thường
• Không có cảm giác đói
• Ăn nhiều hơn bình thường
• Tâm trạng thất thường
• Sử dụng quá nhiều rượu hoặc chất kích thích

Đây hoàn toàn không phải là một danh sách đầy đủ và chỉ vì bạn không có một số triệu chứng nhất định không có nghĩa là bạn không nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu đang gặp khó khăn.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này ở một người bạn, hãy nói chuyện với họ và xem họ có cần giúp đỡ không. Khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần có sẵn tại trường đại học của bạn. Đề nghị đi cùng họ đến bất kỳ cuộc hẹn nào để được hỗ trợ có thể giúp giảm bớt mọi lo lắng mà họ có thể có.

Loại hình hỗ trợ nào đang hiện có tại các trường đại học?

Các dịch vụ sức khỏe tinh thần được cung cấp có thể khác nhau đáng kể giữa các trường đại học và giữa các quốc gia. Một số trường có thể hoàn toàn không có bất kỳ dịch vụ nào, vì vậy, điều quan trọng là phải xem những gì có sẵn khi bạn đăng ký vào các trường đại học.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần tại quê nhà. Trong trường hợp này, hãy đảm bảo rằng các dịch vụ tương tự có sẵn tại trường đại học và quốc gia bạn chuyển đến, để bạn có thể tin tưởng rằng nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng.

Tuy nhiên, nhiều trường đại học cung cấp một loạt các dịch vụ được thiết kế để giúp đỡ và hỗ trợ sinh viên. Chúng có thể bao gồm:

• Dịch vụ tư vấn – Nhiều trường đại học có các cố vấn được đào tạo túc trực trong khuôn viên trường, những người mà bạn có thể nói chuyện về bất kỳ vấn đề nào bạn đang gặp phải.

• Hội thảo về sức khỏe tinh thần – Ở một số trường, bạn có cơ hội tham gia các hội thảo và khóa học chuyên biệt được thiết kế để giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần của mình.

• Cố vấn sinh viên – Nếu bạn là sinh viên du học, việc có một người cố vấn thấu cảm, tâm lý mà bạn có thể nói chuyện thực sự có ích. Họ không chỉ là người để nói chuyện mà còn có thể giúp bạn tìm được sự trợ giúp mà bạn cần.

Một số trường đại học có những chương trình tuyệt vời khác về sức khỏe tinh thần và bạn nên xem xét những gì trường đại học của bạn cung cấp. Ngay cả khi họ không có các cố vấn sức khỏe tinh thần được đào tạo tận tâm, hầu hết các trường đại học đều có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi có thể giúp ích. Tất cả các dịch vụ như thế này sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Nếu bạn đang học tập ở nước ngoài, bạn có thể liên hệ với dịch vụ sinh viên du học của trường đại học của bạn. Một số dịch vụ sẽ có các dịch vụ sức khỏe tinh thần riêng chuyên giúp đỡ sinh viên du học, nhưng nếu không, họ sẽ có thể giúp bạn tìm được sự hỗ trợ mà bạn cần.

Các nguồn hỗ trợ ngoài đại học

Sự hỗ trợ từ trường đại học của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia bạn đang theo học. Các quốc gia như Hoa Kỳ và nước Anh sẽ có nhiều dịch vụ và tổ chức từ thiện có thể giúp bạn, tuy nhiên, chất lượng và phạm vi trợ giúp có thể khác nhau trong những quốc gia khác.

Trên thực tế, số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy hơn 40% các quốc gia không có chính sách về sức khỏe tinh thần và hơn 30% không có chương trình sức khỏe tinh thần nào cả.

Điều đáng nói là bạn thường có thể liên hệ với các tổ chức từ thiện ở nước mình, ngay cả khi bạn đang đi du học.

Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần

Có một số điều bạn có thể tự thực hiện để có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Sau đây là một số ý tưởng tổng hợp từ một số sinh viên có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn, bao gồm:
• Có thói quen ngủ đủ giấc
• Cải thiện môi trường của bạn; dành thời gian bên ngoài hoặc dọn dẹp không gian cá nhân của bạn
• Làm điều gì đó mà bạn thích như thể thao hoặc tình nguyện
• Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
• Giữ cho bản thân luôn năng động
• Dành thời gian với bạn bè, hoặc dành thời gian ở một mình nếu bạn cần

Phải làm gì nếu bạn đang gặp khó khăn

Đối với nhiều du học sinh, sức khỏe tinh thần không phải là chủ đề dễ dàng để nói đến. Ở một số nền văn hóa nhất định, vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị gắn liền với tình trạng sức khỏe tinh thần, vì vậy có thể đặc biệt khó thừa nhận hoặc thậm chí nhận ra bạn có vấn đề.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của mình, thì điều thực sự quan trọng là bạn nên nói chuyện với ai đó ở trường đại học của mình. Nếu bạn không thoải mái khi nói chuyện trực tiếp với ai đó, hãy nghĩ đến việc gửi email hoặc nói chuyện với một người bạn về cảm giác của bạn.

Cuộc sống ở trường đại học có thể rất bận rộn, nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng dành thời gian để suy nghĩ về sức khỏe tinh thần của mình. Nếu bạn nghĩ có điều gì đó không ổn hoặc bạn thấy mình đang gặp khó khăn, đừng ngại lên tiếng và tìm sự giúp đỡ.

Nội dung của hướng dẫn sức khỏe tinh thần dành cho sinh viên du học này chỉ có chức năng tham khảo chung. Nó không nhằm mục đích thay thế lời khuyên cụ thể của một chuyên gia. Vui lòng xin lời khuyên của chuyên gia hoặc chuyên gia có liên quan trước khi thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin trong hướng dẫn này.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 536

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.