1. Thích ứng với sự phát triển của trẻ em
Trong giáo dục mầm non, điều quan trọng là đưa ra giáo dục phù hợp với thể trạng và sự phát triển của trẻ. Dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp giáo dục mầm non tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ.
- Khoảng 1 tuổi
Có thể học được những điều cơ bản về vận động như đi, chạy và nhảy,v.v… Cũng như có thể chỉ tay và giao tiếp những từ đơn giản. Sẽ rất tốt nếu để trẻ chơi với toàn bộ cơ thể của chúng, hoặc đọc một cuốn sách tranh cho chúng nghe.
- Khoảng 2 tuổi
Trẻ em bắt đầu có thể sử dụng thành thạo cả hai tay và rất giỏi trong việc chơi với đồ chơi xếp hình. Đây là thời điểm tốt để trẻ bắt đầu làm quen với các công cụ như đất sét và kéo.
- Khoảng 3 tuổi
Thời điểm trẻ tỏ ra thích thú với hoa lá và côn trùng. Đây là một dịp tốt để cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, chẳng hạn như cho trẻ trồng rau hay là chạm vào những động vật nhỏ.
- 4 tuổi・5 tuổi
Trẻ em bắt đầu tuân theo các quy tắc và bày tỏ suy nghĩ của mình bằng lời nói. Và vì trẻ có sự quan tâm với việc đọc, viết và các con số, nên đây là thời điểm tốt để thử viết cùng với trẻ trong khi quan sát trạng thái của trẻ.
2. Tôn trọng tính độc lập của trẻ
Chìa khóa thành công trong giáo dục mầm non là trẻ chủ động tự mình làm việc và trẻ phải có mong muốn “tôi muốn làm” và khao khát “tôi muốn được như vậy”.
Người ta nói rằng hoạt động của trẻ em tăng lên khi chúng làm việc với sự độc lập, và sự độc lập được thể hiện trong một môi trường mà trẻ em cảm thấy an toàn.
Để tạo ra một môi trường giáo dục nơi trẻ em có thể cảm thấy an toàn, điều quan trọng là phải nhận ra cảm xúc của chúng. Coi trọng ý kiến của trẻ, suy nghĩ cùng chúng và đừng để người lớn hướng dẫn trẻ theo ý định của họ.
Dù để giáo dục mầm non có hiệu quả, nhưng nếu bạn bắt buộc trẻ em, bạn sẽ được cho rằng là đang phủ nhận ý kiến của chúng. Điều quan trọng là phải có lập trường để ủng hộ những điều mà bản thân trẻ quan tâm.
3. Nghĩ ra những cách để trẻ có cảm giác đạt được thành tựu.
Cảm giác hoàn thành và trải nghiệm thành công khi hoàn thành một việc gì đó sẽ nâng cao sự tự tin và động lực của trẻ. Khi trẻ đạt được một mục tiêu, trẻ sẽ muốn thử một mục tiêu khác, điều này tạo ra một chu trình tốt, vì vậy khi giáo dục trẻ em, hãy cố gắng tạo cho chúng cảm giác đạt được thành tựu.
Dưới đây là những cách giúp trẻ cảm nhận được thành tựu.
Thử một điều gì đó không quá dễ dàng theo mức độ phát triển của trẻ
Làm được điều đó trong một khoảng thời gian ngắn
Điểm mấu chốt là khen ngợi trẻ
Trong trường hợp điều gì đó có thể dễ dàng thực hiện, nó không mang đến cảm giác thành tựu rằng “Tôi đã làm được!”. Điều quan trọng là đánh giá tình trạng và khả năng phát triển của trẻ, và cho trẻ thử làm một việc gì đó không quá khó cũng không quá dễ. Ngoài ra, nếu mất quá nhiều thời gian để hoàn thành một việc nào đó, trẻ sẽ dễ nản lòng, vì vậy hãy chọn những gì trẻ có thể làm trong một khoảng thời gian ngắn. Khi khen ngợi, điều quan trọng là không so sánh bản thân trẻ với đứa trẻ khác, và khen ngợi trẻ ngay sau khi chúng hoàn thành việc gì đó.
4. Để ý đến những mục tiêu rộng lớn hơn
Cụm từ “giáo dục mầm non” khiến không ít người hình dung ra việc học để chuẩn bị cho kỳ thi vào tiểu học. Tuy nhiên, vốn dĩ mục đích ban đầu của giáo dục mầm non không phải là giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, mà là hình thành nhân cách và phát triển kỹ năng tư duy để chúng có thể có một cuộc sống đầy đủ.
Khi có một mục tiêu cần đạt được trước mắt, chẳng hạn như kỳ thi tuyển sinh vào trường tiểu học, trẻ thường tập trung vào điểm đó. Hãy làm cho tầm nhìn của trẻ xa hơn và có nhiều mục tiêu rộng lớn hơn. Điều quan trọng là phải nuôi dạy trẻ em từ một quan điểm dài hạn, hướng tới tương lai của chúng.
Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/035.297.7755
Website: https://translationifk.com
https://ifk.edu.vn/
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài đăng này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 354
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.