Tại sao TẤT CẢ các công ty máy ảnh lớn đều đến từ Nhật Bản? (Phần 1)
Mọi thương hiệu máy ảnh lớn trên thế giới đều đến từ Nhật Bản. Từ Canon, Nikon, Fujifilm, Sony, Pentax, Sigma, Panasonic đến Olympus đều là công ty 100% vốn Nhật Bản.
Sự thống trị tột độ của các công ty Nhật Bản trong ngành máy ảnh là kết quả của sự suy thoái trong thời chiến của ngành máy ảnh Đức, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Nhật Bản và các tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ của Nhật Bản trong thời kỳ hậu chiến.
Ống kính, Thân máy ảnh và Cảm biến
Thật ra có ba lĩnh vực cạnh tranh chính trong ngành máy ảnh: cảm biến, thân máy ảnh (và thiết bị điện tử của chúng) và quan trọng nhất là ống kính. Cảm biến máy ảnh về cơ bản là một mặt hàng thiết yếu tại thời điểm này, với thực tế là nhiều công ty đều mua cảm biến từ cùng một công ty (Sony). Các cảm biến vẫn được quảng cáo là thứ đem lại sự khác biệt, nhưng trên thực tế có rất ít sự phân biệt rõ rang giữa các cảm biến có cùng kích thước và số megapixel.
Thân máy ảnh và các thiết bị điện tử của chúng mang lại điểm khác biệt giữa các thương hiệu, nhưng chỉ ở các tính năng và tính dễ sử dụng và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Người tiêu dùng vẫn quan tâm đến những thứ như thời lượng pin, công thái học và chế độ chụp, nhưng yếu tố này vẫn đóng vai trò thứ yếu so với điều được xem là quan trọng nhất để tạo ra sự khác biệt.
Ống kính là thứ tạo nên chiếc máy ảnh. Yếu tố này có tác động lớn nhất đến chất lượng hình ảnh. Đây là điều quan trọng khi trả lời câu hỏi tại sao tất cả các hãng máy ảnh đều là hãng Nhật.
Sản xuất ống kính: Một ngành công nghiệp trú trọng sự chính xác
Việc sản xuất ống kính rất khó và không dễ dàng để biến chúng trở thành hàng hóa thông dụng. Nó đòi hỏi độ chính xác cực cao và việc thực hiện thiết kế phức tạp. Cả người Đức và người Nhật đều đã vượt trội về những phẩm chất này trong hàng trăm năm.
Trước Thế chiến thứ hai, người Đức thống trị ngành sản xuất ống kính. Các công ty Nhật Bản như Nikon đã hoạt động từ năm 1917 (các công ty tiền thân kết hợp tạo thành Nikon thậm chí còn tồn tại lâu hơn), nhưng họ không có tác động gì đáng kể đến thị trường. Công nghệ của người Đức vẫn chứng tỏ sự vượt trội trên thị trường.
Điều quan trọng cần nhớ là việc sản xuất ống kính là công việc khó khăn và yêu cầu sự chính xác khi tìm hiểu lý do tại sao Nhật Bản thống trị ngành công nghiệp máy ảnh ngày nay.
Nước Đức, Chiến tranh và Máy ảnh
Vậy điều gì đã xảy ra với Đức? Họ đã là những người dẫn đầu trong ngành máy ảnh toàn cầu và là bậc thầy về thiết kế và sản xuất ống kính cơ mà. Câu trả lời: Thế chiến thứ hai.
Chiến tranh đã tàn phá cả ngành công nghiệp Đức và Nhật Bản. Tình hình trở nên tồi tệ hơn ở Đức do sự chia cắt nước Đức thành hai miền Đông và Tây. Liên Xô cộng sản kiểm soát phần phía Đông và thật không may cho ngành công nghiệp máy ảnh của Đức khi nhiều công ty thuộc ngành này đều nằm ở phía bên đó.
Hãng Leica đã sống sót ở phương Tây, nhưng gã khổng lồ máy ảnh (vào thời điểm đó) Zeiss và nhiều hãng khác ở phương Đông đã rơi vào thời kỳ khó khăn kéo dài. Người Nga đã đánh cắp nhiều khuôn và phôi dùng để sản xuất máy ảnh của Zeiss như Contax, một máy ảnh ống kính 35mm tiên tiến.
Sau chiến tranh, Leica cố gắng duy trì hoạt động nhưng chỉ là một thương hiệu ngách nhỏ. Zeiss cho ra đời một số sản phẩm thất bại, quá phức tạp và đắt tiền. Zeiss cũng với các hang khác như Kilfitt, Meyer, Schneider, Voigtlander, Steineil bị phá sản và phải ngừng sản xuất, phải di chuyển sản xuất sang Đông Á, hoặc bị bán với tư cách là những sản phẩm thất bại vào những năm 1970. Điều này khiến thị trường máy ảnh và ống kính mở rộng cho những người chơi mới.
Nhật Bản cũng bị chiến tranh tàn phá tương tự, nhưng các công ty máy ảnh ở đó đã có thể phục hồi nhanh hơn và mạnh mẽ hơn nhờ một số yếu tố chính.
Phép màu kinh tế Nhật Bản
Phép màu kinh tế Nhật Bản đề cập đến thời kỳ tăng trưởng thần kỳ về kinh tế từ sau Thế chiến thứ hai (1945) đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991). Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã đi từ nền kinh tế lớn thứ 9 lên nền kinh tế lớn thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ cử Tướng Douglas MacArthur đi đến Nhật Bản đã phi quân sự hóa và hỗ trợ tái thiết theo khuôn khổ phương Tây nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản đang trỗi dậy trong khu vực. Cùng với Hoàng đế Hirohito, ông đã thiết lập một hiến pháp thành văn mới của Hoa Kỳ, thực hiện các chính sách về đất đai, giáo dục và cải cách lao động, phá bỏ độc quyền và lãnh đạo công cuộc hiện đại hóa công nghiệp Nhật Bản. Mỹ chiếm đóng Nhật Bản từ năm 1945-1951.
Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ cũng cung cấp hỗ trợ kinh tế cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản phục hồi nhanh hơn.
Một số cải cách này, quan trọng nhất là cho phép phụ nữ tham gia lực lượng lao động với số lượng lớn, tiêu chuẩn xuất khẩu, chủ nghĩa bảo hộ kinh tế không bị thách thức và sự tập trung cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đã dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng và bùng nổ kinh tế.
Vào cuối thời kỳ chiếm đóng của Hoa Kỳ, Nikon và ngành công nghiệp máy ảnh của Nhật Bản nói chung đã nhận được sự công nhận toàn cầu ở cấp độ mới. Các nhiếp ảnh gia từ Tạp chí Life đã dừng chân ở Nhật Bản trên đường đến Hàn Quốc và mua ống kính Nikon cho các máy ảnh Zeiss Contax của họ. Chất lượng hình ảnh vùng ngoại ô mà ống kính tạo ra đã khiến các nhiếp ảnh gia choáng ngợp và củng cố danh tiếng của Nikon, giúp Nhật Bản gia nhập thị trường toàn cầu.
Sau đó, Chiến tranh Triều Tiên đã mang lại sự kích thích cho nền kinh tế Nhật Bản khi Mỹ phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất hàng hóa thời chiến của Nhật Bản.
Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Bài đăng này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
Xếp hạng trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá: 1
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.