Tận dụng sản phẩm tái sử dụng, tiết kiệm & bảo vệ môi trường
Bạn đã từng bỏ đi các thiết bị điện tử, đồ nội thất hoặc quần áo vẫn còn hoạt động tốt chỉ vì chúng không phù hợp với nơi ở mới, hoặc bạn đã mua sản phẩm mới để thay thế, hay đơn giản là chúng không còn vừa vặn nữa chưa? Trong những trường hợp như vậy, có phải bạn đã cảm thấy “phí phạm quá” hoặc nghĩ rằng “nếu có người muốn sử dụng thì tôi có thể nhường lại cho họ” không? Và đó chính là cơ hội để bắt đầu hành trình “Tái sử dụng”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm quan trọng của việc tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm cho bạn.
Table of Contents
Việc tái sử dụng là chìa khóa xây dựng một tương lai bền vững
Khái niệm “Reuse” có nghĩa là “tái sử dụng” hoặc “sử dụng lại nhiều lần“, là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tận dụng tài nguyên hữu hạn một cách hiệu quả và giảm thiểu lượng rác thải, từ đó góp phần giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.
Ví dụ, khi một chiếc áo vẫn còn mới nhưng bạn không còn mặc vì nó không còn phù hợp với kích thước của mình, thay vì vứt bỏ nó như một món đồ không cần thiết, bạn có thể nhường lại cho người cần nó để họ tiếp tục sử dụng. Đây chính là một hành động tái sử dụng. Ngoài ra, tái sử dụng cũng bao gồm việc phân phối lại ô tô đã và sách đã qua sử dụng.
“Tái sử dụng” là một phương pháp thân thiện với môi trường hơn so với các phương pháp khác. Nó giúp sử dụng lại những sản phẩm đã qua sử dụng mà vẫn có thể sử dụng được ở dạng ban đầu, từ đó giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải, đồng thời cũng giúp tiết kiệm tài chính cho người tiêu dùng.
Hiện nay, các quốc gia đang cam kết đạt được mục tiêu “Trở thành xã hội không carbon vào năm 2050” và “Giảm lượng khí nhà kính từ năm 2013 đến 46% vào năm 2030, với mục tiêu nỗ lực cao hơn là 50%“. Trong bối cảnh này, các biện pháp giảm khí carbon cũng đang được triển khai. Nếu việc tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng mở rộng, chúng sẽ giúp giảm lượng CO2 phát sinh từ quá trình sản xuất và xử lý các sản phẩm.
Đồng thời, để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) trong tương lai, chúng ta cần chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính với sự tiêu thụ hàng hóa lớn và lượng rác thải khổng lồ sang một mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình này tập trung vào việc giảm lượng nguồn lực tiêu thụ và hàng hóa sản xuất, tận dụng tối đa các sản phẩm đã có và tạo ra giá trị bổ sung thông qua dịch vụ và các phương tiện khác. Hãy cùng nhau suy nghĩ về việc tái sử dụng những vật phẩm còn có thể sử dụng được để thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài chính.
Các phương thức tái sử dụng thường gặp
Khi nói đến tái sử dụng, điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến là tìm ra người có “nhu cầu” sử dụng sản phẩm và chuyển giao cho họ. Trong trường hợp không tìm thấy người có nhu cầu ngay, hãy thử đến các cửa hàng hoặc tham gia các sự kiện thu hút những người có “nhu cầu”.
(1) Cửa hàng tái sử dụng
“Cửa hàng tái sử dụng”, hay còn dược gọi là “cửa hàng tái chế”, là nơi (đại lý) mua và bán hàng hóa đã qua sử dụng dựa trên Luật kinh doanh đồ cũ.
Có nhiều hình thức mua hàng khác nhau, bao gồm mua trực tiếp tại cửa hàng, tại nhà và giao hàng tận nhà. Đồng thời, của hàng cũng cung cấp nhiều hình thức bán hàng như bán trực tiếp tại cửa hàng hoặc bán trực tuyến.
Để đảm bảo tính pháp lý, người buôn bán đồ cũ phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi Ủy ban công an tỉnh/ thành phố dựa trên Luật kinh doanh đồ cũ. Nếu là đại lý bán đồ cũ hợp pháp, thông tin về giấy phép và cơ quan đã cấp phép sẽ được hiển thị rõ ràng trong cửa hàng hoặc trên trang web, giúp người dùng có thể chọn mua hàng từ nguồn tin cậy.
(2) Đấu giá trực tuyến
Thông qua các trang web đấu giá và các phương tiện khác, đây là cách mà các cá nhân có thể giao dịch với nhau. Theo quy định của các trang web đấu giá, người bán sẽ đăng thông tin về sản phẩm, cùng với mức giá tối thiểu để đấu giá trên trang web. Những người muốn mua sẽ đặt giá cho sản phẩm sau khi xem thông tin. Trong quá trình đấu giá, nếu có nhiều người muốn mua, giá có thể tăng lên do sự cạnh tranh, và người đặt giá cao nhất sẽ chiến thắng cuộc đấu. Sau khi chiến thắng, người bán và người mua sẽ xác nhận các phương thức vận chuyển và thanh toán, sau đó sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa và thanh toán. Gần đây, cũng đã xuất hiện các ứng dụng trên điện thoại di động cho phép tham gia đấu giá.
Các trang web đấu giá trên internet có thể truy cập từ khắp nơi ở Nhật Bản, kể cả các quốc gia khác nhau trên thế giới, vì vậy ngay cả đối với các sản phẩm mà chỉ có một số ít người quan tâm, cũng có thể tìm thấy người mua. Trong một số trường hợp, giá bán qua đấu giá có thể cao hơn so với việc mua lại từ cửa hàng tái sử dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức đấu giá này là phí đấu giá sau khi chiến thắng và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề vận chuyển hoặc thanh toán khi không có sự gặp gỡ trực tiếp.
Ngoài ra, để lựa chọn người bán đáng tin cậy, chúng ta có thể xem lịch sử đăng sản phẩm đấu giá của người bán và đánh giá từ người mua sau khi chiến thắng được công khai trên nền tảng trực tuyến đó.
(3) Chợ trời, chợ phiên
Flea Market – Chợ trời, thường được tổ chức tại các cơ sở công cộng như công viên. Người muốn bán hàng có thể có thể đăng ký với các đơn vị tổ chức sự kiện để mở gian hàng và trưng bày những mặt hàng muốn bán để tìm người mua. Điểm đặc biệt của chợ trời là việc mua bán diễn ra giữa các cá nhân, và số tiền thu được hoàn toàn thuộc về bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để mở gian hàng, thường sẽ có một khoản phí phải trả. Ngoài chính quyền địa phương, một số sự kiện còn được tài trợ và điều hành bởi các tổ chức tư nhân. Gần đây, ngoài các sự kiện được tổ chức ở công viên và quảng trường, còn có cả “Chợ trời trực tuyến” được tổ chức trên internet và ứng dụng chợ trời cho phép giao dịch trên điện thoại di động, làm cho quy mô thị trường ngày càng mở rộng.
Chợ phiên là nơi các sản phẩm đã qua sử dụng được mang đến và bán với mục đích gây quỹ cho trường học và các tổ chức từ thiện khác. Khi bán hàng tại chợ phiên, bạn sẽ không nhận được khoản tiền trực tiếp, nhưng số tiền thu được từ việc bán hàng sẽ được quyên góp. Điều đặc biệt là bạn có thể tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng của mình mà không phải trả bất kỳ khoản phí mở cửa hàng hoặc các chi phí nào khác.
(4) Cơ chế trao đổi sản phẩm đã qua sử dụng của chính quyền địa phương
Một số chính quyền địa phương đã thiết lập các “Trung tâm tái sử dụng” hoặc “Trung tâm hoạt động tái chế” để thu thập những vật dụng không cần thiết từ người dân và bán chúng dưới dạng những vật dụng có thể tái sử dụng. Có nhiều phương pháp thu thập, bán và chuyển nhượng khác nhau. Ngoài ra, một số chính quyền địa phương đã thiết lập cơ chế khuyến khích người dân trao đổi sản phẩm đã qua sử dụng thông qua các tạp chí thông tin hoặc bảng tin của chính quyền địa phương tại các cơ sở công cộng.
Các địa điểm tái sử dụng đã được đề cập ở trên từ (1) đến (4) đang thực hiện việc mua bán các sản phẩm đã qua sử dụng đa dạng, bao gồm máy tính, thiết bị điện tử, kim loại quý, tạp chí, sách, CD/ DVD, trò chơi điện tử, đồ chơi cho trẻ em và nhiều loại sản phẩm khác.
Tuy nhiên, việc một sản phẩm đã qua sử dụng vẫn còn có thể sử dụng không có nghĩa là mọi sản phẩm đều có thể được mua bán. Các cửa hàng tái sử dụng đã thiết lập các tiêu chuẩn về loại sản phẩm và tình trạng có thể mua lại, và những sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn đó sẽ không được chấp nhận.
Ngoài ra, trên các trang web đấu giá trực tuyến, những phiên chợ trực tuyến và các sự kiện tương tự, cũng có các điều kiện về những sản phẩm nào có thể và không thể đưa lên bán. Hãy kiểm tra các tiêu chuẩn mua lại và điều kiện đăng bán để chọn phương pháp tái sử dụng phù hợp nhất với sản phẩm đã qua sử dụng mà bạn muốn bán.
Những điều cần làm khi không thể tái sử dụng sản phẩm đã dùng
Theo nguyên tắc chung, để thu gom và xử lý rác thải từ các hộ gia đình, cần phải có giấy phép của thành phố, phường, thị trấn hoặc làng xã được gọi là “Cơ sở xử lý rác thải thông thường”. Do đó, các cửa hàng tái sử dụng sẽ không được phép thu gom hoặc xử lý rác thải nếu không có giấy phép. Trong trường hợp các mặt hàng không thể bán tại cửa hàng, bạn nên mang chúng về nhà.
Tuy nhiên, đối với 4 loại thiết bị gia dụng, bao gồm máy điều hòa, TV, tủ đông và máy giặt, nếu bạn mua chúng tại cửa hàng tái sử dụng hoặc mua mới khi muốn loại bỏ thiết bị cũ, bạn có thể yêu cầu thu gom dựa theo Luật tái chế đồ gia dụng.
Theo luật này, khi vứt bỏ 4 loại thiết bị gia dụng nêu trên, người tiêu dùng sẽ phải trả phí tái chế và yêu cầu cửa hàng bạn nơi mua thiết bị mới đến thu hồi các thiết bị gia dụng cũ đó và vận chuyển chúng đến địa điểm thu gom đã được chỉ định. Sau đó, các nhà sản xuất thiết bị gia dụng sẽ tiến hành tái chế. Nếu bạn chỉ muốn vứt bỏ mà không mua thiết bị mới hoặc nếu cửa hàng mà bạn mua ở xa, hãy liên hệ với cơ quan chính quyền địa phương của bạn.
Các thiết bị điện tử nhỏ gọn (như điện thoại di động, máy tính, máy chơi game, máy ảnh kỹ thuật số, máy sấy tóc và nhiều thiết bị khác) mà hoạt động bằng pin hoặc điện, sẽ thuộc phạm vi của Luật tái chế thiết bị gia dụng nhỏ. Cách thu gom và tái chế các sản phẩm này cũng sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng thành phố, quận huyện. Vì vậy, hãy hợp tác và tuân thủ quy định tái chế của địa phương nơi bạn sinh sống.
Ngoài ra, đối với một số sản phẩm, chẳng hạn như pin sạc và hộp mực dành cho máy in gia đình, nhà sản xuất sẽ thu gom và xử lý chúng. Trước khi vứt bỏ, hãy xác minh cách thu gom và xử lý đúng đắn thông qua cơ quan chính quyền địa phương của bạn.
Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Bài đăng này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.