IFK – Japanese Language School

TRƯỜNG HỌC NHẬT BẢN VÀ PHƯƠNG TÂY KHÁC NHAU RA SAO? – PHẦN 1

Bạn đã bao giờ chuyển đến một thành phố khác, chuyển đến một ngôi trường mới và tự cảm thấy ngôi trường mới này hoàn toàn không giống với ngôi trường trước đó chưa? Cũng với trương hợp tương tự, nhưng thay vì đến một nơi chỉ cách vài giờ-bạn đang đi đến nửa kia địa cầu.

Mặc dù mục tiêu chính của các trường học ở cả Nhật Bản và phương Tây là giống nhau: giáo dục thế hệ trẻ, văn hóa học thuật và cách tiếp cận của cả hai lại khác nhau một cách đáng kinh ngạc.

Các thông lệ trái ngược nhau giữa Nhật Bản và các quốc gia phương Tây thường sẽ gây ra một cú sốc văn hóa khá lớn cho sinh viên, nhưng chỉ nghĩ ngợi về những tình huống này không giúp ta dễ dàng thích nghi đâu. Vì vậy, tìm hiểu thêm về nó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và có một sự chuẩn bị tốt hơn.

 

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng thảo luận về 10 điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa trường học Nhật Bản và phương Tây nhé!

10. Nhiều kỳ thi tuyển sinh hơn

truong hoc nhat ban va phuong tay khac nhau ra sao?
Các kì thi chuyển cấp tại Nhật Bản luôn cực kì căng thẳng

Khắc hẳn ở phương Tây, tại Nhật Bản, các kỳ thi tuyển sinh là bắt buộc cho tất cả các cấp. Học sinh cũng phải tham gia các kỳ thi này cho trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và một kỳ thi khác cho trường đại học.

Chọn trường nào để theo học cũng là một vấn đề quan trọng. Các trường từ các cấp học thấp sẽ nâng cao danh tiếng học tập của học sinh và sẽ giúp học sinh có cơ hội đỗ vào trường đại học tốt.

9. Những nghi thức bất thường

Bạn đã từng tham dự một buổi lễ tốt nghiệp hoặc dự buổi lễ đầu kì thi trước đây chưa? Đây được coi là một khoảnh khắc đặc biệt, đầy cảm hứng và đáng tự hào không chỉ đối với học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh.

Nhật Bản tổ chức lễ tốt nghiệp, và tất nhiên họ cũng tổ chức lễ nhập học. Mỗi năm học mới, những sự kiện này chào đón các tân sinh viên. Mặc dù lễ tốt nghiệp khá trọng đại, nhưng lễ khai giảng có thể không bình thường đối với các nước phương Tây vì thật khó xử khi tổ chức một ngày lễ như thế này mà chưa có cảm giác gắn bó với trường học hoặc với mọi người.

truong hoc nhat ban va phuong tay khac nhau ra sao?

8. Học ngoài giờ lên lớp

Các kỳ thi là nguyên nhân chính gây đau đầu và mất ngủ hàng đêm cho học sinh trên toàn thế giới. Các tuần thi luôn khá căng thẳng và việc tự học cũng trở nên khá là cồng kềnh.

Đó có thể là lý do tại sao người Nhật mở trường luyện thi. Đây là những chương trình sau giờ học mà học sinh có thể đăng ký để giúp rèn thêm các môn học hoặc khóa học mà các em chưa vững. Các chương trình này cũng có thể là một công cụ hỗ trợ vượt qua các kỳ thi, thậm chí là kỳ thi tuyển sinh.

 

7. Không dùng xe buýt để đi học

truong hoc nhat ban va phuong tay khac nhau ra sao?

Phần lớn học sinh ở Nhật Bản thường sống gần trường mà họ đang theo học. Vì vậy, hầu hết họ thường đi bộ hoặc sử dụng xe đạp để đến trường. Nếu họ sống ở một thị trấn lân cận, tàu có thể là phương tiện di chuyển chính của họ.

Các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã quen với việc có xe buýt đưa đón học sinh từ nhà đến trường và ngược lại. Mặc dù vậy, không phải tất cả học sinh đều đi xe buýt và một số thích cách di chuyển khác như đi bộ hoặc được người lớn đưa đón.

6. Cởi giày ra, xỏ dép vào!

truong hoc nhat ban va phuong tay khac nhau ra sao?

Bạn có nhớ phân cảnh trong The Fast and the Furious: Tokyo Drift, trong đó nhân vật chính (Sean Boswell) đến lớp muộn, và khi vào lớp, giáo viên đã mời anh ta mang “uwabaki” vào không? Vâng, uwabaki là dép của Nhật Bản dùng trong gia đình, văn phòng và các tòa nhà nơi không được phép mang giày từ bên ngoài vào.

Các trường học Nhật Bản cũng không cho phép đi giày dép trong lớp học, vì vậy học sinh phải sử dụng dép lê để vào. Phong tục này chỉ xuất hiện trong nước và hoàn toàn không phổ biến đối với các trường học phương Tây.

 

Cùng đón đọc phần tiếp theo nhé!

Công ty THNN Giáo Dục và Dịch Thuật IFK

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1021

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Contacts

Tư Vấn Du Học Nhật Bản – Khóa Học Tiếng Nhật – Dịch Thuật IFK