IFK – Japanese Language School

10 điều cần biết trước khi du học Nhật Bản – Phần 2

10 điều cần biết trước khi du học Nhật Bản - Phần 2

du hoc Japan P2

Bạn có yêu văn hóa Nhật Bản không? Bạn đã sẵn sàng du học ở Nhật Bản chưa? Trước khi bạn cất cánh để đi đến một trại hè hoặc dành thời gian cho một học kỳ ở nước ngoài, có một vài mấu chốt mà bạn sẽ muốn biết về văn hóa Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ hợp tác tương đối thân thiết, nhưng khách du lịch đến Nhật Bản thường bị ấn tượng với cảm giác kỳ lạ hoặc khác biệt rất lớn. Những câu hỏi như “tại sao họ lại làm điều này?” hoặc “không phải lạ sao khi đó lại là phong tục ở đây?” chắc chắn sẽ chạy qua tâm trí của một vị khách đến vùng đất của Mặt trời mọc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn top 10 những điều cần biết trước khi đến Nhật Bản.

Phép tắc

Người Nhật là những người lịch sự và ăn nói nhỏ nhẹ. Trẻ em được dạy về sự tôn trọng từ khi còn rất nhỏ và phải thỏa mãn các tiêu chuẩn cao. Đây chỉ là một vài ví dụ về cách cư xử mà bạn cần thể hiện:

Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi người thường cúi đầu khi gặp nhau. Độ dài và độ sâu của cái cúi chào tỷ lệ thuận với quyền lực và vị trí của người bạn đang nói chuyện. Ví dụ: với một người bạn thì có thể cúi chào nhanh 30 độ (gần giống như cử động gật đầu) trong khi với ông bà hoặc hiệu trưởng trường học thì phải cúi chào 70 độ với tốc độ chậm, kéo dài. Tất cả những điều này phụ thuộc vào vị thế và hoàn cảnh. Nếu bạn là người nước ngoài, chỉ cần nghiêng đầu đơn giản hoặc cố gắng cúi đầu ở độ cao thắt lưng là đủ nhưng tốt nhất bạn nên noi gương người Nhật.

Cách bạn xưng hô với ai đó rất quan trọng. Người Mỹ có xu hướng khá bình thường trong các tương tác giữa các cá nhân, điều này trái ngược hoàn toàn với người Nhật. Người Nhật thêm hậu tố vào tên để thể hiện sự tôn trọng. Việc thêm “san” hoặc “sana” vào cuối tên là thông lệ (ví dụ: Jane Doe-sana hoặc Joe Smith-san). Thông thường, trẻ em hài lòng với tên riêng của mình, nhưng bạn có thể thêm hậu tố “chan” cho bé gái và “kun” cho bé trai nếu muốn.

Thu hút sự chú ý về bản thân là điều tối kỵ: không xì mũi nơi công cộng, cố gắng tránh ăn uống khi đang di chuyển và không nói chuyện điện thoại di động ở những khu vực công cộng đông đúc như tàu hỏa hoặc xe buýt.

Làm quen với việc nói “Gomenasai” và “Arigato Gozaimas” nghĩa là “Tôi xin lỗi” và “Cảm ơn rất nhiều”. Đó là cách tốt nhất để thể hiện sự cảm kích, tránh xúc phạm hoặc xin lỗi về những hành vi vô ý xúc phạm đã được thực hiện. Những cụm từ nói trên với một nụ cười chân thật sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều khi ở Nhật Bản.

Người Nhật thông thường sẽ nói chuyện với bạn ngay lập tức bằng tiếng Anh

Cho đến khi bạn chứng minh rằng bạn biết một ít tiếng Nhật, hầu hết mọi người sẽ nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh. Điều này có thể khó khăn khi bạn đang cố gắng học ngôn ngữ hoặc trải nghiệm nó. Thật dễ dàng để trở lại sử dụng tiếng mẹ đẻ của bạn khi mọi người đang nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ ấy. Nhưng hãy cố gắng luôn trả lời bằng tiếng Nhật để cho họ thấy rằng bạn có biết một số kiến thức và đang nỗ lực để cải thiện. Họ có thể sẽ vui mừng và tự hào về bạn vì đã cố gắng!

Phép tắc ăn uống

Bạn nên chắc chắn rằng trước khi đi đến Nhật Bản, bạn biết cách sử dụng đũa. Nó là dụng cụ phổ biến nhất được sử dụng để ăn mặc dù bạn có thể nâng bát lên miệng để ăn bằng đũa dễ dàng hơn, đặc biệt là bát cơm.

Ẩm thực Nhật Bản dựa trên việc kết hợp cơm với một món ăn chính và một số món ăn phụ. Các bữa ăn của người Nhật được phục vụ dưới dạng đĩa nhỏ, với mỗi món ăn được phục vụ riêng. Nó trái ngược với các bữa ăn tối kiểu phương Tây tại nhà, nơi mỗi cá nhân nhận lấy phần ăn từ các đĩa thức ăn lớn được bày ở giữa bàn ăn. Không có gì lạ khi có 8-10 món ăn khác nhau trong một bữa ăn.

Lãng phí thực phẩm là một hành vi được xem là rất thô lỗ. Nếu bạn không đói, hãy chỉ lấy phần thức ăn mà bạn có thể ăn hết.

Nhiều nhà hàng và gia đình ở Nhật Bản được trang bị bàn ghế kiểu phương Tây. Tuy nhiên, những chiếc bàn thấp và đệm truyền thống của Nhật Bản, thường được tìm thấy trên sàn trải chiếu tatami, cũng rất phổ biến. Chiếu tatami, được làm bằng rơm, có thể dễ dàng bị hư hỏng và khó làm sạch, do đó giày hoặc bất kỳ loại giày dép nào luôn được cởi ra khi bước lên sàn tatami. Khi dùng bữa trong phòng trải chiếu tatami truyền thống, việc ngồi thẳng trên sàn nhà là phổ biến. Trong một cuộc gặp gỡ bình thường, đàn ông thường ngồi khoanh chân và phụ nữ ngồi hai chân sang một bên. Chỉ có đàn ông mới được ngồi bắt chéo chân. Cách ngồi chính thức của cả hai giới là quỳ gối.

Bạn có thể nhận thấy rằng người Nhật là những người ăn ồn ào. Xì xụp mì hoặc tạo ra tiếng động lớn trong khi ăn thực sự không sao! Trên thực tế, húp xì xụp đồ ăn nóng hổi như mì ramen là hành động lịch sự vì nó thể hiện rằng bạn đang thưởng thức món ăn đó.

Bạn sẽ bận rộn. Thời gian rảnh không thực sự tồn tại ở đây

Thời gian rảnh không thực sự là một khái niệm phổ biến ở Nhật Bản – họ không phải là những người sống thư giãn. Người Nhật không ưu tiên thời gian rảnh rỗi giống như cách mọi người làm ở Việt Nam. Cán cân giữa công việc và cuộc sống thường có xu hướng nghiêng về công việc (hoặc học tập) nhiều hơn. Vào các buổi tối trong tuần, thông lệ là không lên kế hoạch cho các hoạt động sau giờ làm việc hoặc trường học. Phụ huynh và học sinh sẽ trở về nhà và tiếp tục làm việc hoặc học tập, chỉ nghỉ khi tới giờ ăn. Vào cuối tuần, họ cho phép mình có thêm một chút thời gian rảnh rỗi, thường dành thời gian đó để xem TV, dành thời gian bên ngoài hoặc bên những người thân yêu.

Trong bối cảnh của một chương trình ngắn hạn như trại hè ngôn ngữ hoặc một chương trình dài hạn như một học kỳ du học ở nước ngoài, bạn sẽ bận rộn gần như mọi lúc. Bạn hãy chuẩn bị tâm thế sẽ có ít thời gian một mình và thời gian rảnh. Hầu hết thời gian sẽ dành cho việc bận rộn với trường học, di chuyển giữa các địa điểm, du ngoạn & hoạt động và dành thời gian cho gia đình chủ nhà. Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị tinh thần cho loại lịch trình này, vì bạn có thể ngạc nhiên bởi sự khắt khe và mệt mỏi mà nó gây ra. Nhưng hãy nghĩ rằng, bạn đang tận dụng tối đa thời gian của mình ở Nhật Bản! Bạn có thể nghỉ ngơi khi bạn trở về nhà!

Tương tác

Ở Nhật Bản, họ tập trung sự chú ý vào tập thể hơn là cá nhân. Quan điểm của người Nhật về “tốt cho tập thể hơn là tốt cho cá nhân” chi phối cách sống và hành động của họ. Họ sẽ luôn ưu tiên nhóm hơn bản thân. Ví dụ: khi nhân viên đi nghỉ, họ cảm ơn đồng nghiệp đã giúp họ hoàn thành công việc khi họ vắng mặt bằng lời nói và những món quà nhỏ.

“Giữ thể diện” là rất quan trọng và chi phối nhiều hành động. Bất cứ điều gì có thể được hiểu là có khả năng mang tính gay gắt, xấu hổ, đáng hổ thẹn đều bị né tránh và điều này thúc đẩy nhiều người Nhật hành động theo cách không dẫn đến những cảm xúc này. Honne và tatemae là những từ tiếng Nhật mô tả sự tương phản giữa cảm xúc và mong muốn thực sự của một người (本音 honne?) Hầu hết người Nhật không thảo luận trực tiếp những gì họ đang nghĩ với người khác, điều này khiến cho việc giao tiếp đôi khi trở nên khó khăn.

Nếu họ nghĩ rằng bạn sẽ không thích câu trả lời cho câu hỏi mà bạn đặt ra, họ sẽ không muốn trả lời trực tiếp câu hỏi đó để tránh gây khó chịu. Trong rất nhiều trường hợp với người Nhật, “chắc là/chắc có lẽ” có nghĩa là không.
Ví dụ: “Tôi có thể đến Tokyo một mình không?”
Phản hồi:“Chắc có lẽ đó không phải là một ý kiến hay và không an toàn lắm.”

Luôn yêu cầu trợ giúp dọn dẹp hoặc chuẩn bị bữa tối hai lần, bởi vì họ có thể sẽ từ chối lần đầu tiên và sau đó sẽ đưa ra câu trả lời thực sự cho bạn lần thứ hai. Một nguyên tắc chung là hãy lịch sự và ân cần nhất có thể và chỉ cho rằng họ có ý tốt nhất, bởi vì họ thường thực sự có ý như vậy.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 230

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Contacts

Tư Vấn Du Học Nhật Bản – Khóa Học Tiếng Nhật – Dịch Thuật IFK