IFK – Japanese Language School

Quy trình dịch thuật văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Nhật

Quy trình dịch thuật văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Nhật

1. Giai đoạn đầu trong quá trình biên dịch (đọc văn bản)

Trong thực tế, trước khi bắt đầu công việc biên dịch thì đầu tiên người dịch sẽ xem qua văn bản tiếng Anh nhận được từ khách hàng. Ở giai đoạn này, người dịch sẽ đọc qua văn bản gốc bằng tiếng Anh mà không nghĩ đến bản dịch tiếng Nhật, và tập trung chú ý vào việc nắm bắt nội dung. Song song với việc nắm bắt nội dung, người dịch sẽ thiết lập thời gian biểu sơ bộ cho đến khi hoàn thành bản dịch (như là mỗi một ngày sẽ dịch được khoảng bao nhiêu trang).

Để nắm bắt được toàn bộ thì cơ bản người dịch phải lướt mắt qua tất cả các văn bản, nhưng với trường hợp khối lượng văn bản lớn và có vẻ sẽ tốn khá nhiều thời gian để đọc thì vẫn xuất hiện các trường hợp phân tách ra thành nhiều phần.

2. Giai đoạn thứ nhất (Dịch sơ lược)

Sau khi kết thúc việc đọc văn bản, người dịch sẽ căn cứ theo thời gian kế hoạch đã lập ra trước đó rồi bắt đầu tiến hành công việc biên dịch như thường lệ. Trong giai đoạn này, người dịch sẽ không quá chú trọng vào việc dịch chính xác hay cách biểu đạt trong tiếng Nhật mà quan trọng là tiến độ và thúc đẩy công việc theo như kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, dù là dịch thô nhưng người dịch vẫn sẽ dịch làm sao để mà trong công việc thực tế vẫn sử dụng được (mức độ hiểu được nghĩa).

Người dịch đã tiến hành công việc biên dịch theo như kế hoạch đã đề ra từ ban đầu nhưng khi tiến hành thì sẽ có trường hợp một ngày giải quyết được khối lượng công việc lớn hoặc ngược lại, khi không giải quyết được công việc (ví dụ như khi cảm thấy cơ thể không được tốt hay khi tốn thời gian vào những việc khác) thì sẽ nghỉ ngơi thay vì tiếp tục công việc dịch thuật.

3. Giai đoạn thứ hai (Biên dịch)

Sau khi kết thúc việc dịch sơ lược theo bước 1 thì người dịch sẽ bắt đầu công việc biên dịch lại từ đầu và lần này sẽ dịch kỹ càng hơn. Ở giai đoạn này, người dịch sẽ tiến hành dịch thuật để đưa ra một bản dịch hoàn chỉnh, vì vậy nếu có những phần khó hiểu trong văn bản gốc, người dịch sẽ tra cứu bằng Internet cho chính xác, v.v. nếu có những chỗ bị lỗi hay những điểm dù đã tra cứu nhưng vẫn không hiểu thì sẽ hỏi tác giả của bản thảo. Ngoài ra, người dịch cũng phải chú ý đến cách diễn đạt của người Nhật.

4. Giai đoạn cuối (Chỉnh sửa)

Sau khi công việc phiên dịch thứ hai hoàn thành, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn chỉnh sửa. Ở đây, người dịch đọc các câu tiếng Nhật đã được dịch (bản dịch) từ đầu, nếu có phần dịch nào chưa được tự nhiên người dịch sẽ sửa lại theo cách diễn đạt trong tiếng Nhật để dễ đọc hơn. Ngoài ra, nếu có phần nào không hiểu khi đọc bản dịch tiếng Nhật, người dịch sẽ kiểm tra lại phần đó với văn bản gốc tiếng Anh.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 561

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Contacts

Tư Vấn Du Học Nhật Bản – Khóa Học Tiếng Nhật – Dịch Thuật IFK